Đề chẵn
Câu 1 (2,5 điểm) Xác định Đúng - Sai và giải thích:
1. Thái độ và hành vi của cá nhân trong tổ chức được quyết định bởi địa vị và vai trò của cá nhân trong chính tổ chức đó.
2. Tư duy nhóm thường có ảnh hưởng tiêu cực tới quyết định của cá nhân. Trong nhiều trường hợp, ngay cả khi cá nhân biết rõ việc suy nghĩ và hành động theo nhóm là không chính xác nhưng vẫn đồng thuận với ý kiến của đa số những thành viên khác trong nhóm.
3. Người lãnh đạo thành công không cần dùng đến quyền lực ép buộc mà chỉ cần sử dụng uy tín, nhân cách của mình để gây ảnh hưởng đối với cấp dưới là đủ.
4. Các dấu hiệu phi ngôn từ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giao tiếp vì đó là nguồn cung cấp thông tin chính xác về đối tượng đang giao tiếp với mình.
5. Một trong những cách thức hiệu quả nhằm thay đổi văn hóa tổ chức hay cải tổ nề nếp ở tổ chức là thay đổi cơ cấu của chính tổ chức đó.
Câu 2 (3,5 điểm) Giao tiếp trong tổ chức thường bị cản trở bởi những yếu tố nào? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giao tiếp trong tổ chức? Anh/chị hãy giải thích rõ các luận điểm nói trên của mình.
Câu 3 (4 điểm) Bài tập tình huống.
Sharles Schwab là trợ lý đắc lực của Andrew Carnegie - ông "vua thép". Ông là người khéo léo trong giao tiếp và được hết thảy mọi người quý mến. Một buổi trưa, có việc đi qua các xưởng của ông, ông bắt gặp một nhóm thợ đang hút thuốc, mà ngay trên đầu họ có tấm bảng đề "Cấm hút thuốc". Ông Schwad không chỉ tấm bằng mà la lên: "Các anh không biết đọc sao?", cũng không gằn giọng thuyết giáo về nội quy nơi làm việc hay những hậu quả đáng tiếc mà những công nhận nọ phải trả giá cho hành vi phạm lỗi của mình. Ông lại gần họ, đưa cho mỗi người một điếu xì gà rồi nói: "Xin anh em vui lòng ra ngoài kia hút".
Nhóm thợ hiểu rằng ông biết họ đã phạm luật của xưởng nên nhắc khéo họ. Họ càng quý mến ông vì chẳng những ông không đả động tới điều lệ còn mời họ hút thuốc, không những khiến họ cảm động mà còn làm cho họ thấy nể phục ông,
(Theo Dale Carnegie - Đắc nhân tâm)
Câu hỏi:
1. Nếu Sharles Schwab quở mắng, trách phạt những công nhân phạm lỗi trong tình huống trên, anh/chị hãy dự đoán điều gì có thể xảy ra?
2. Anh/chị hãy lý giải hành vì của Sharles Schwab và hành vi của những người công nhân trong tình huống trên theo lý luận hành vi tổ chức.
* * *
Đề lẻ
Câu 1 (2,5 điểm) Xác định ĐÚng - Sai và giải thích:
1. Nghiên cứu hành vi tổ chức giúp cho các nhà quản lý có được cách nhìn đầy đủ và toàn diện về người lao động để đưa ra được các chính sách, biện pháp phù hợp, tạo động lực cho người lao động.
2. Thái độ quyết định hành vi của người lao động. Do đó, người quản lý chỉ cần căn cứ vào thái độ của người lao động là có thẻ đoán biết được hành vi của họ.
3. Để đánh giá hành vi và thái độ cá nhân, người ta thường căn cứ vào hành vi và thái độ của nhóm (mà người đó là thành viên) vì đánh giá "rập khuôn" luôn đem lại kết quả chính xác và tiết kiệm thời gian.
4. Động lực lao động của cá nhân được quyết định bởi những phần thưởng mà cá nhân đó nhận dược trong công việc. Phần thường càng cao sẽ tạo ra động lực càng lớn.
5. Áp lực thay đổi và phát triển tổ chức có thể do tác động từ bên ngoài tổ chức hoặc nảy sinh từ chính bên trong tổ chức.
Câu 2 (3,5 điểm): Anh/chị hãy trình bày những nguyên nhân nào có thể dẫn đến xung đột trong tổ chức? Phân tích tác động của xung đột đối với các nhóm và cá nhân trong tổ chức.
Câu 3 (4 điểm): Bài tập tình huống
Nhà máy sản xuất phân đạm T.T tại Nam Định vừa tuyển chọn được một Phó giám đốc phụ trách mảng công nghệ - kỹ thuật có trình độ Thạc sĩ học tập ở nước ngoài về. Sau khi ổn định tình hình và nắm bắt các khâu trong công việc của mình, Phó giám đốc mới đã trình lên Giám đốc nhà máy một bản đề án chi tiết về dây truyền sản xuất mới mà ông đã được học và tiếp cận thực tế ở nước ngoài.
Nhưng trái với sự kỳ vọng, hào hứng của vị Phó giám đốc trẻ, Giám đốc thờ ơ xem qua bản đề án chi tiết rồi nói gọn: "Không dùng được". Phó giám đốc kiên nhẫn trình bày, giải thích thêm về ưu điểm của dây chuyển sẳn xuất sử dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến này, nhưng vị Giám đốc không mấy chú tâm. Cuối cùng Giám đốc vẫn gạt đi và kết luận: "Không phù hợp với điều kiện hiện tại của nhà máy và của Việt Nam".
Phó giám đốc trẻ không nói thêm được gì đành gấp lại đề án và ra về.
Câu hỏi:
1. Bằng cơ sở lý luận Hành vi tổ chức, anh/chị hãy phân tích những sai lầm của vị Giám đốc trong tình huống trên.
2. Nếu anh/chị là người Giám đốc đó, anh/chị sẽ xử lý tình huống như thế nào? Vì sao? Từ đó, hãy dự đoán phản ứng tiếp theo của vị Phó giám đốc.
* * *
Đề lẻ
Câu 1 (2,5 điểm) Xác định ĐÚng - Sai và giải thích:
1. Nghiên cứu hành vi tổ chức giúp cho các nhà quản lý có được cách nhìn đầy đủ và toàn diện về người lao động để đưa ra được các chính sách, biện pháp phù hợp, tạo động lực cho người lao động.
2. Thái độ quyết định hành vi của người lao động. Do đó, người quản lý chỉ cần căn cứ vào thái độ của người lao động là có thẻ đoán biết được hành vi của họ.
3. Để đánh giá hành vi và thái độ cá nhân, người ta thường căn cứ vào hành vi và thái độ của nhóm (mà người đó là thành viên) vì đánh giá "rập khuôn" luôn đem lại kết quả chính xác và tiết kiệm thời gian.
4. Động lực lao động của cá nhân được quyết định bởi những phần thưởng mà cá nhân đó nhận dược trong công việc. Phần thường càng cao sẽ tạo ra động lực càng lớn.
5. Áp lực thay đổi và phát triển tổ chức có thể do tác động từ bên ngoài tổ chức hoặc nảy sinh từ chính bên trong tổ chức.
Câu 2 (3,5 điểm): Anh/chị hãy trình bày những nguyên nhân nào có thể dẫn đến xung đột trong tổ chức? Phân tích tác động của xung đột đối với các nhóm và cá nhân trong tổ chức.
Câu 3 (4 điểm): Bài tập tình huống
Nhà máy sản xuất phân đạm T.T tại Nam Định vừa tuyển chọn được một Phó giám đốc phụ trách mảng công nghệ - kỹ thuật có trình độ Thạc sĩ học tập ở nước ngoài về. Sau khi ổn định tình hình và nắm bắt các khâu trong công việc của mình, Phó giám đốc mới đã trình lên Giám đốc nhà máy một bản đề án chi tiết về dây truyền sản xuất mới mà ông đã được học và tiếp cận thực tế ở nước ngoài.
Nhưng trái với sự kỳ vọng, hào hứng của vị Phó giám đốc trẻ, Giám đốc thờ ơ xem qua bản đề án chi tiết rồi nói gọn: "Không dùng được". Phó giám đốc kiên nhẫn trình bày, giải thích thêm về ưu điểm của dây chuyển sẳn xuất sử dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến này, nhưng vị Giám đốc không mấy chú tâm. Cuối cùng Giám đốc vẫn gạt đi và kết luận: "Không phù hợp với điều kiện hiện tại của nhà máy và của Việt Nam".
Phó giám đốc trẻ không nói thêm được gì đành gấp lại đề án và ra về.
Câu hỏi:
1. Bằng cơ sở lý luận Hành vi tổ chức, anh/chị hãy phân tích những sai lầm của vị Giám đốc trong tình huống trên.
2. Nếu anh/chị là người Giám đốc đó, anh/chị sẽ xử lý tình huống như thế nào? Vì sao? Từ đó, hãy dự đoán phản ứng tiếp theo của vị Phó giám đốc.
1 nhận xét:
Có lời giải thì hay
Đăng nhận xét